Nghệ Thuật Sống 24h - Tin Mới NhấtChia Sẻ Nghệ Thuật Sống Đẹp

Đồng Hồ Emporio Armani AR0386 - đẳng cấp thời trang dành cho quí ông

Đồng Hồ Emporio Armani AR0386 Là một phần của đế chế thời trang Giorgio Armani, với thiết kế mạnh mẽ, sắc nét thể hiện phong cách đẳng cấp, mạnh mẽ của phái mạnh.
Giá : 2050K
Call: 091.992. năm bốn năm bốn

Ảnh full:





Phương pháp điều trị tận gốc Bệnh Tiểu Đường Type 1,2 an toàn nhất

Cấy ghép tế bào gốc, hy vọng mới điều trị tiểu đường
Bệnh tiểu đường chủ yếu chia thành 2 loại là tiểu đường tuýp I tiểu đường tuýp II, bệnh nhân bị chẩn đoán là là tiểu đường thì cả đời đều phải phụ thuộc vào insulin, phương pháp này là phương pháp điều trị thay thế thiếu sự điều tiết, không phù hợp với nhu cầu sinh lý chủ yếu, có thể dẫn đến sự rối loạn trao đổi chất của cơ thể và tổn hại đến các cơ quan quan trọng của cơ thể. Tuy nhiên có thể thông quy việc cấy ghép tuyến tụy và cấy ghép đảo tụy có thể đạt được hiệu quả không phải phụ thuộc vào insulin nữa. Nhưng vấn đề khó khăn thích ứng và chống thải ghép gây hạn chế cho ứng dụng lâm sàng. Trong khi tế bào gốc là một loại tế bào nhiều tiềm năng có khả năng tự thay mới và có khả năng phục hồi. Trong một điều kiện nhất định, nó có thể phân hóa thành các tế bào chức năng, từ đó có thể khôi phục, bổ sung và đào thải những tế bào bị tổn thương, đat được hiệu quả tái tạo cơ quan. Nó dần dần trở thành nguồn tài nguyên mới của tế bào đảo tụy của cơ thể chúng ta thay thế cho hệ thống miễn dịch tự thân của bệnh nhân bị phá vỡ.
Phương pháp lâm sàng dùng tế bào gốc điều trị bệnh tiểu đường
1, Cấy ghép tế bào gốc vào tủy sống: Trong môi trường vô khuẩn lấy 350-500 ml tủy của bệnh nhân, thông qua quá trình phân tách, thuần hóa, tạo thành lượng tế bào gốc với số lượng yêu cầu, sau đó truyền ngược lại cơ thể của người bệnh để điều trị bệnh tiểu đường, nhưng do dùng tủy sống của bệnh nhân nên cơ thể không dễ dàng nhận.
2, Cấy tế bào gốc máu ngoại vi: Bệnh nhân tiêm G-CSF điều trị 4-5 ngày, sau khi huy động tế bào gốc tủy xương đưa vào máu ngoại vi và làm cho máu ngoại vi đạt được số lượng nhất định, thì sẽ dùng máy phân li tế bào máu phân li ra tế bào gốc và tiến hành cấy ghép. Nhưng vì là tế bào gốc trưởng thành nên hiệu quả điều trị không rõ ràng, không giám đảm bảo.
3, Cấy ghép tế bào gốc nhau thai, máu cuống rốn: Tế bào gốc nhau thai, máu cuống rốn có khả năng tái sinh mạnh mẽ, khả năng tái sinh mạnh gấp 10-20 lần so với tế bào gốc trưởng thành. Tế bào lympho, kháng nguyên tế bào NK bao hàm trong nhau thai, máu cuống rốn non hơn những tế bào máu trưởng thành, kháng nguyên thể hiện yếu, độ tính tế bào thấp, ngoài ra, miễn dịch của nhau thai, máu cuống rốn đáp ứng được.
Ưu thế của cấy ghép Tế bào gốc nhau thai, máu cuống rốn
1.An toàn, ít tác dụng phụ
Điều trị bằng Tế bào gốc rất an toàn, ít tác dụng phu. Tế bào gốc trước khi đem vào điều trị đều được tiến hành xử lý tính kháng thể, xử lý chỉ dẫn định hướng, xử lý duy trì tính ổn định và các kiểm tra mang tính an toàn khác như kiểm tra độc tính, kiểm tra di truyền học, kiểm tra miễn dịch độc tính....một cách nghiêm ngặt. Kết quả đã cho thấy, điều trị bằng Tế bào gốc không có tác dụng phụ, mà rất an toàn, không độc hại.
Điều trị bằng thuốc là một trong những phương pháp điều trị tiểu đường, sử dụng thuốc trong một khoảng thời gian có thể tạm thời khống chế bệnh tiểu đường. Nhưng dùng thuốc trong thời gian dài sẽ có rất nhiều tác dụng phụ, nhiều người đã bị những di chứng như tổn thương chức năng thận, gan....
2.Liệu trình điều trị ngắn
Liệu trình điều trị bằng Tế bào gốc ngắn, nếu không có biến chứng thì thời gian điều trị chỉ cần khoảng 10 ngày. Nếu có những biến chứng với những điều trị phối hợp thì sẽ phải kéo dài thêm thời gian. Thông thường tế bào gốc điều trị tiểu đường, trong thời gian ngắn bệnh nhân có thể thoát khỏi sự phá hoại do bệnh tiểu đường.
Quá trình điều trị bằng Tế bào gốc
Ngày đầu tiên nhập viện → Ngày thứ 2 kiểm tra trước phẩu thuật → xác định có phù hợp với liệu pháp cấy ghép tế bào gốc → xác nhận các chỉ số liên quan trước khi cấy ghép → thông qua các chuyên gia lâm sàng xác định sử dụng loại tế bào cụ thể nào , thông báo cho phòng thí nghiệm để tiến hành phân tách tế bào có liên quan, chọn lọc , xử lý các tế bào liên quan chặt chẽ trước khi cấy ghép → gửi đến phòng cấy ghép tế bào gốc → có thể ra khỏi giường hoạt động tự do vào ngày hôm sau → ngày thứ năm sẽ kiểm tra lại các chỉ số liên quan để xem xét hiệu quả , khoảng ngày thứ bảy chuẩn bị tế bào gốc đưa vào phòng tiến hành cấy ghép →Ngày hôm sau có thể xuống giường đi lại vận động → ngày thứ chín sẽ tiến hàng kiểm tra lại các chỉ tiêu và quan sát hiệu quả điều trị, khoảng 10 ngày có thể xuất viện về nhà.



Tiểu Đường là gì và Cách điều trị Khỏi Bệnh Tiểu Đường?

Tiểu đường là gì?

  Tiểu đường là căn bệnh mang tính trao đổi đặc trưng với lượng đường máu cao. Tiểu đường là do không bài tiết đủ lượng insulin hoặc chịu tổn thương so các sinh vật tác động, hoặc bao gồm cả hai nguyên nhân trên gây nên. Bệnh tiểu đường tồn tại lượng đường máu cao trong thời gian dài, dẫn đến tổn thương mãn tính, gây trở ngại chức năng cho các tổ chức, đặc biệt là mắt, thận, tim, huyết quản, thần kinh.

Tiểu đường có những loại nào?
Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới (WHO) và Liên đoàn đái tháo đường Quốc tế (IDF), bệnh tiểu đường có thể chia thành 4 loại là tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2, tiểu đường đặc tính khác và tiểu đường do thai nghén. Trong đó, tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 là phổ biến nhất.
Chẩn đoán bệnh tiểu đường thường không khó, nếu như chỉ số kiểm tra lúc đói ≥ 7mmol/L, và chỉ số kiểm tra lúc no ≥ 11.1 mmol/L thì có thể chẩn đoán bị bệnh. Sau khi chẩn đoán bệnh tiểu đường cần tiến hành phân loại:
Tiểu đường tuýp I
Bệnh xuất hiện ở những người trẻ tuổi, nhỏ hơn 30 tuổi, bệnh phát đột ngột, xuất hiện các triệu chứng như uống nhiều, tiểu nhiều, tiêu hóa kém, giảm cân, đường huyết tăng cao, không ít bệnh nhân có triệu chứng xuất hiện đầu tiên là nhiễm ceton, insulin huyết thanh và C-peptide giảm, ICA, IAA hoặc kháng thể GAD có thể dương tính. Nếu dùng thuốc uống không có hiệu quả cần dùng insulin điều trị.
Tiểu đường tuýp II
Bệnh thường gặp ở những người cao tuổi, tỷ lệ phát bệnh cao ở những người béo, thường đi kèm với các bệnh như cao huyết áp, mỡ máu bất thường, xơ cứng động mạch…Bệnh khởi phát âm thầm, giai đoạn đầu không có bất kỳ triệu chứng nào, hoặc chỉ có cảm giác mệt mỏi, khát nước, người có lượng đường trong máu tăng cao không rõ rệt cần kiểm tra dung nạp đường mới có thể chẩn trị. Lượng insulin trong huyết thanh trong giai đoạn đầu bình thường hoặc tăng cao, thời kỳ quốc giảm thấp. Bệnh nhân bị tiểu đường, tiều đường tuýp II chiếm tỷ lệ khoảng 95%.
Tiểu đường có thể trở thành căn bệnh nguy hiểm đến sức khỏe toàn cầu
Một mục nghiên cứu mới đây cho thấy, số bệnh nhân tiểu đường đã tăng lên gấp đôi trong vòng 30 năm qua, tiến gần đến con số 350 triệu người, hơn nữa, tiểu đường không còn chỉ là “căn bệnh của người giàu” nữa, nó đã trở thành vấn đề nan giải mang tính toàn cầu. Nhân viên nghiên cứu khuyến cáo, tiểu đường có thể trở thành căn bệnh nguy hiểm đến sức khỏe toàn cầu trong khoảng 10 năm tới.
Nhóm người có nguy cơ mắc tiểu đường
Một dự án nghiên cứu dịch tễ học lớn nhất và có thời gian theo dõi dài nhất thế giới tại Đại học Harvard cho thấy, người Châu Á sau 18 tuổi, cân nặng cứ tăng thêm 5kg thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ tăng gấp đôi lên tương ứng, con số này cho thấy cao hơn rõ ràng so với chủng người da đen và da trắng.
Nhân viên y tế cảnh báo rằng: người châu Á, người da đen và người gốc Latinh thuộc nhóm người dễ bị mắc bệnh tiểu đường, cần tăng cường công tác phòng chống. Một số người châu Á dễ bị tích lũy mỡ trong cơ thể tại bụng và các "vị trí nguy hiểm", từ đó sản sinh ra một loại hormone ảnh hưởng đến sự thèm ăn, vì vậy mà người đã bị béo phì lại càng ăn nhiều hơn, và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cũng theo đó mà tăng cao hơn.
Nguy hiểm của bệnh tiểu đường
Mặc dù mọi người không còn thấy xa lạ đối với bệnh tiểu đường, nhưng có lẽ hiểu về tính nguy hiểm của nó là vẫn chưa đủ!
Ở các nước Châu Âu nguyên nhân dẫn tới các bệnh như nhiễm độc niệu đạo, mù, tổn thương phải cắt bỏ chi đều có nguyên nhân do bị bệnh tiểu đường, theo điều tra của những năm gần đây cho thấy rõ ¾ những người bị bệnh mạch vành đều do đường máu cao, bệnh nhân bị bệnh mạch máu não một nửa cũng có liên quan tới bệnh tiểu đường. Rất nhiều bệnh viện nghiên cứu điều tra phát hiện những chẩn đoán mới về bệnh tiểu đường có đến một nửa có biến chứng bệnh thần kinh, đã phát hiện có bệnh nhân tiểu đường có nguy hiểm nhìn thấy được tăng cao khi hệ tiêu hóa có khối u ác tính, tuyến vú có khối u ác tính. Theo thời gian, tương lai sẽ có càng ngày càng nhiều các bệnh nhân tiểu đường được phát hiện. Do đó, việc điều trị phòng ngừa bệnh tiểu đường là việc quan trọng trong lĩnh vực vệ sinh công cộng của mỗi quốc gia.

Tổng hợp Ăn gì, Uống gì Bổ Gan, Mát Gan, Giải Độc Gan

Ăn gì bổ Gan? Uống gì bổ Gan?  Uống gì để giải độc Gan? Thực phẩm nào tốt cho Gan? Xơ Gan, Viêm Gan nên ăn gì, uống gì?

Gan là một trong những cơ quan lớn nhất của cơ thể, đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa các chất, làm vô hiệu hóa các chất độc hại thâm nhập vào qua đường tiêu hoá, đồng thời làm giảm độc tính và thải trừ một số chất cặn bã, độc hại do chuyển hoá trong cơ thể tạo nên.


Các thực phẩm tốt cho gan bao gồm hai nhóm chính, nhóm thứ nhất là nhóm thực phẩm thúc đẩy các tiến trình loại bỏ độc tố của gan, và nhóm thứ hai là nhóm chứa các chất chống oxy hóa cao, có khả năng bảo vệ gan trong tiến trình loại bỏ độc tố thâm nhập. Các thực phẩm dưới đây được tham khảo từ khá nhiều web uy tín được cho là những thực phẩm rất tốt đối với gan:





Ăn gì bổ Gan ?

1. Tỏi

Chỉ cần một nhánh tỏi trắng mỗi ngày có thể kích hoạt enzyme của gan. Enzyme này giúp cơ thể tăng cường thải độc tố. Tỏi cũng chứa hàm lượng cao allicin và selenium, hai hợp chất tự nhiên hỗ trợ trong giải độc gan.

2. Bưởi

Chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa, bưởi giúp tăng quá trình thanh lọc chất độc của gan. Một ly nhỏ nước ép bưởi tươi giúp đẩy mạnh quá trình tạo thành các enzyme giải độc gan và đào thải những chất gây ung thư và độc tố khác.

3. Củ cải đường và cà rốt

Cả hai loại rau củ trên đều chứa hàm lượng cao flavonoid thực vật và beta-carotene, do đó nói chung củ cải đường và cà rốt giúp kích thích và cải thiện chức năng gan.


4. Các loại rau lá xanh

Rau lá xanh là một trong những loại thực phẩm có khả năng giải độc gan. Loại rau này có thể ăn sống hoặc nấu chín hoặc ép nước uống. Với hàm lượng cao chlorophylls có thể trung hòa kim loại nặng, hóa chất, thuốc trừ sâu, các loại thực phẩm độc, lá xanh có khả năng loại bỏ chất độc trong máu, bảo vệ chức năng gan.

5. Bơ

Đây là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng giúp cơ thể sản xuất nhiều glutathione. Glutathione là chất cần thiết trong quá trình chuyển hóa các độc tố trong cơ thể. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra nếu thường xuyên ăn bơ sẽ giúp cải thiện chức năng gan.

6. Táo

Táo chứa hàm lượng cao pectin giúp làm sạch độc tố trong đường tiêu hóa và hỗ trợ gan trong đào thải chất độc khỏi cơ thể.



7. Dầu oliu

Dầu hữu cơ được ép lạnh từ oliu, cây gai dầu và hạt lanh rất tốt cho gan nếu sử dụng thường xuyên. Dầu oliu cung cấp chất lipid có thể hút được các chất độc hại trong cơ thể. Bằng cách này, dầu oliu giúp giảm bớt gánh nặng cho gan trong việc đào thải độc tố.

8. Toàn bộ ngũ cốc

Ngũ cốc, như gạo nâu, chứa nhiều vitamin B, chất dinh dưỡng tham gia vào quá trình chuyển hóa chất béo của gan và hỗ trợ chức năng gan …

9. Bông cải xanh

Ăn bông cải xanh sẽ làm tăng hàm lượng glucosinolate trong cơ thể, đây là enzyme tự nhiên bổ sung cho enzyme được gan sản xuất. Enzyme tự nhiên giúp tăng đào thải chất độc ra khỏi cơ thể do đó làm giảm các nguy cơ gây ung thư.

10. Quả óc chó

Quả óc chó chứa hàm lượng cao amin arginine giúp tăng giải độc amoniac. Quả óc chó cũng chứa hàm lượng cao glutathione và acid béo omega 3 giúp hỗ trợ quá trình giải độc gan. Bạn nên nhai kỹ cái hạt (cho đến khi chúng hóa lỏng) trước khi nuốt.

11. Bắp cải

Giống như bông cải xanh và súp lơ, bắp cải cũng kích thích sự kích hoạt của enzyme giải độc gan giúp đào thải độc tố. Hãy ăn nhiều kimchi, xà lách trộn, súp bắp cải và dưa bắp cải.

12. Nghệ

Đây là gia vị “yêu thích” của gan. Hãy thêm nghệ vào trong các món ăn của bạn để tăng cường chức năng gan. Củ nghệ giúp giải độc gan bằng cách hỗ trợ enzyme giải độc gan.



Thảo dược làm mát gan

1. Bồ công anh

Theo y học cổ truyền, Bồ công anh có vị đắng, tính mát, tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết tán kết, thông sữa, lợi tiểu, được dùng chữa sưng vú, tắc tia sữa, tiểu tiện khó khăn, mụn nhọt đang sưng mủ, đinh râu, bệnh đau dạ dày, đau gan và ăn uống kém tiêu. Bồ công anh rất tốt cho gan mật nhờ vai trò kiểm soát được lượng mỡ vào cơ thể và tăng cường chức năng thải độc của gan, nhờ vậy nó rất có ích cho các bệnh nhân gan mật.

2. Atisô

Được coi là "thần dược" đối với bệnh gan vì nó làm sạch các độc tố trong gan, bởi gan làm chức năng lọc thải chất độc nên dễ bị nhiễm độc gan. Trà atisô sẽ cải thiện làn da rất nhiều. Nếu bạn uống quen trà atisô sẽ thấy vị của nó khá đậm đà dễ chịu và cũng khá ngon. Atisô làm cho da mịn màng và trở nên tươi sáng hơn do nó có tác dụng làm mát gan, giải nhiệt, thải độc tố, giúp da ít bị mụn và khô ráp.

3. Cao lá của cây cardus marianus chứa chủ yếu là sylimarin, sylibin.

Silymarin là hỗn hợp các flavonolignan được chiết xuất từ cây kế (milk thistle) vốn đã được sử dụng để điều trị các chứng vàng da và rối loạn đường mật. Silymarin có tác dụng ổn định màng tế bào, ngăn cản quá trình xâm nhập của các chất độc vào bên trong tế bào gan, giúp cho tế bào không bị các chất độc xâm nhập và huỷ hoại, do đó nó làm bền vững màng tế bào, duy trì được cấu trúc, chức năng của tế bào.

4. Bồ bồ

Theo y học cổ truyền cây Nhân trần nam còn gọi là Bồ bồ, có tên khoa học là Adenosma Indianum. Loại cây này còn được gọi dưới các tên khác như bồ bồ, nhân trần đực . Bồ bồ có tác dụng làm tăng tiết mật , tác dụng tăng thải độc của gan.

Uống gì tốt cho Gan ?


1.Nước Chanh

Những trái cây thuộc họ citrus (cam, quýt..) chứa hàm lượng cao vitamin C, đây là chất giúp chuyển hóa các chất độc hại thành dạng dễ tan trong nước và dễ dàng đào thải ra ngoài. Uống nước chanh vắt hoặc ,,, giúp kích thích chức năng gan.


2. Trà xanh

Trà xanh là nước uống phổ biến chứa nhiều chất chống oxy hóa như catechins, đây cũng là chất có tác dụng hỗ trợ chức năng gan

3. Nước Nhân Trần

- Nhân trần có tác dụng làm tăng tiết và thúc đẩy quá trình bài xuất dịch mật, bảo vệ tế bào gan, ngăn ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ, làm hạ huyết áp, thúc đẩy tuần hoàn, giải nhiệt, giảm đau và chống viêm.

- Nhân trần có khả năng ức chế một số vi khuẩn như tụ cầu vàng, thương hàn, phó thương hàn, mủ xanh, e.coli, lỵ, song cầu khuẩn gây viêm não, viêm phổi và một số loại nấm.

- Nhưng chú ý Nhân Trần tốt cho Gan thật nhưng mọi người cũng không nên thay thế nhân trần làm nước uống hằng ngày

4. Nước rau má

- Ngoài việc giúp hạ huyết, làm bền thành mạch, lợi tiểu, thì rau má vẫn được dùng làm vị thuốc nhuận gan, giải độc gan.

5. Trà bồ công anh

Trà bồ công anh có đặc tính chống oxy hóa và là một bộ lọc máu rất tốt. Đã từ lâu, loại thảo dược này được sử dụng nhiều. Rễ bồ công anh kích thích dòng chảy của mật và hoạt động như một chất bổ cho gan. Đó chính là lý do hãy thử thay thế đồ uống hàng ngày của bạn bằng tách cà phê với trà bồ công anh.





Facebook Like

Offical Channel

Gia Sư Guitar

 

Nghệ Thuật Sống 24H - Sống Là Nghệ Thuật:


Liên kết Website:

gia sư guitar tại nhà hà nội
Copyright © 2013. Nghệ Thuật Sống 24h - Kinh Nghiệm Sống & mẹo vặt hay - All Rights Reserved
Template Created by mr.tmax - gia sư đàn guitar
Bản quyền thuộc về Mr Tu Hoang
Thiết kế web - Blog chuyên nghiệp chuẩn SEO
Liên hê:

Email: anhtu.bka@gmail.com

Skype: anhtu.bka